Trong danh sách tất cả các thiết bị đo lường trong kỹ thuật thì với các loại đồng hồ đo áp suất là một trong số các thiết bị đo có cấu tạo đơn giản nhất, dẽ dàng lắp đặt và dẽ sử dụng nhất.
Về thiết bị đo lường áp suất, thì có rất nhiều loại, đa dạng về kích thước, vật liệu cho đến thang đo, chính vì vậy mà chúng ta cần phải nắm thật vững những thông số kỹ thuật cơ bản để có thể chọn lựa sử dụng cho thật phù hợp với yêu cầu sử dụng, nhắm giúp mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất, giúp làm giảm đi lãng phí trong suốt quá trình sử dụng.
Các loại đồng hồ đo áp suất thường gặp trên thị trường .
Đa số các khách hàng liên hệ với chúng tôi yêu cầu báo giá về đồng hồ đo áp suất chỉ cung cấp cho chúng tôi dữ liệu về đường kính mặt đồng hồ như là 100mm hay là 63mm, và còn kèm theo dãy đo áp suất cần mua, chân đo là đồng hoặc inox….
Để có thể lựa chọn một thiết bị đồng hồ đo áp suất thích hợp thì ngoài những thông tin trên vẫn còn phải cần thêm yếu tố khác nữa.
Dưới đây là chi tiết các thông số cần thiết để chúng ta có thể lựa chọn được loại đồng hồ hoặc có thể tự mình xác định các chỉ số và nhờ nhân viên kỹ thuật tư vấn lựa chọn.
1. Kích thướt mặt đồng hồ đo áp suất
Thiết bị đồng hồ đo áp suất có rất nhiều kích thước mặt đồng hồ khác nhau, trải dài từ nhỏ đến lớn như là : 40 mm , 63 mm , 80 mm , 100 mm , 160 mm, 250 mm . Tuỳ theo khu vực lắp đặt , yêu cầu kỹ thuật mà ta chọn mặt đồng hồ áp suất cho phù hợp .
Theo một số kinh nghiệm của chúng tôi thì trong trường hợp đo ở nơi cao hoặc xa thì nên dùng laoi5 đồng hồ có kích thước mặt là 160mm hoặc 250mm, còn nếu dùng để lắp vào nơi nào gần và dễ quan sát thì mình có thể dùng loại mặt 100mm. Còn đối với vị trí đặt chật hẹp, ít không gian lắp thì khuyến khích dùng các loại có kích thước nhỏ gọn nhất như là: 40mm,63mm,hoặc cao hơn có thể là 80mm.
>>> Xem thêm bài viết Đồng hồ đo áp suất là gì-Cấu tạo và hoạt động tại đây
2.Dãy đo áp suất hay còn gọi là thang đo áp suất
Sauk hi đã tự xác định được kích thước mặt đồng hồ thì việc tiếp theo chúng ta cần phải tìm hiểu tiếp theo đó là xác định đúng dãy đo cần dùng.
Nếu như giá trị cần đo nằm quá cao so với dãy đo của đồng hồ, thì chắc chắn 1 điều là đồng hồ sẽ không đo được mà còn bị ảnh hưởng, bị làm hư hại nữa.
Một kinh nghiệm nhỏ mách cho bạn là chúng ta nên chọn dãy đo áo suất của đồng hồ lớn hơn so với áp suất cần đo, ví dụ như chúng ta cần đo áp suất làm việc là 7 bar chẳng hạn, thì chúng ta chọn thang đo là 0-10 bar là thích hợp
Các dãy đo tiêu chuẩn của đồng hồ đo áp suất : 0-1 bar , 0-2.5 bar , 0-4 bar , 0-6 bar , 0-10 bar , 0-16 bar , 0-20 bar , 0-25 bar , 0-40 bar , 0-60 bar , 0-100 bar , 0-160 bar , 0-20mm bar , 0-250 bar , 0-400 bar ,0-600 bar , 0-1000 bar , 0-2000 bar …
Một vấn đề mà chúng ta cũng cần phải lưu tâm đó là có rất nhiều đơn vị đo áo suất, tùy thuộc vào từng khu vực và loại máy móc, môi trường cần đo ,à người ta sẽ chọn những đơn vị đo khác nhau.
Đơn vị đo chúng ta thường thấy nhất đó chính là Psi, bar, loại đơn vị này thường được dùng cho các nhà máy xuất xứ từ các nước châu Âu.
Còn đối với các nhà máy Nhật, và đa số các nước châu Á thì thường dùng đơn vị kg/cm2, Mpa.. nhiều hơn.
Khi chúng ta gặp các dãy đo không theo tiêu chẩn thì chúng ta nên chuyển đổi tương đương đơn vị cho phù hợp nhất.
Chúng tôi sẽ trình bày cách chuyển đổi đơn vị áp suất này ở 1 bài khác chuyên sâu hơn.
3. Vật liệu của đồng hồ đo áp suất
Đây là một thông số mà rất ít người quan tâm đến vì đa số chỉ quan tâm đến vật liệu của chân kết nối là đồng hoặc inox mà thôi.
Ít người biết được rằng mặt đồng hồ và một số thành phần khác cũng có rất nhiều loại vật liệu khác nhau, ch1ng ta cần lưu ý đến vật liệu để chọn được loại phù hợp nhất với điều kiện làm việc. Một số số kiệu về vật liệu dđược chúng tôi liệt kê dưới đây:
Vỏ inox 316L – chân kết nối Inox 316L – mặt kính bảo vệ
Vỏ inox 316L – chân kết nối Inox 316L – kính thường
Vỏ Inox 304 – chân kết nối bằng đồng – kính bảo vệ
Vỏ Inox 304 – chân bằng đồng – kính thường
Vỏ Inox 304 – chân đồng – kính nhựa
Thép đen – chân đồng
Vỏ nhựa – chân đồng
Với những môi trường đặc biệt,có tính ăn mòn hoặc tính axit cao, hoặc là tiếp xúc với nước biển thì chúng ta nên dùng Inox 316L – chân kết nối 316L – mặt kính bảo vệ để có thời gian sử dụng lâu hơn .
4. Tiêu chuẩn kết nối cơ khí
Ngoài 3 vấn đề trên thì còn 1 thông số nữa mà chúng ta cũng cần phải lưu ý đó là kích thước ren và tiêu chuẩn kết nối.
Các đồng hồ đo áp suất trên thị trường thông thường dùng loại ren G 1/2″ = 21mm cho loại mặt 100mm trở lên , còn dưới 100mm thì dùng chân kết nối G 1/4″ mm. Tuy nhiên trên thực tế còn khá nhiều tiêu chuẩn kết nối khác như : G3/8″ = 17 mm , G1/8″ = 9 mm với tiêu chuẩn NPT hoặc BSP . Ngoài ra còn có các kiểu kết nố khác như clamp với các G 1 1/2″ , G2″, G 2 1/2 ” , G3″ , kết nối dạng mặt bích DN25, DN32,DN40 , DN50
Trong trường hợp chân kết nối của đồng hồ đo áp suất khác với chân kết nối của đường ống thì ta thể dùng thiết bị chuyển đổi ren ( hay còn gọi là cà rá ) để lắp được đồng hồ với đường ống .
Với những thông tin cơ bản phía trên, Khí Nén Tiến Phát tin rằng bạn đã có thể xác dịnh được các thông số của đồng hồ đo áp suất một cách dễ dàng nhất. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và được báo giá sản phẩm nhanh nhất.